Thứ Hai, 25 tháng 7, 2011

Cây lược vàng

Lược vàng - cây cảnh hay “thần dược”?



Cây lược vàng bắt đầu được sử dụng làm thuốc ở Thanh Hóa cách nay khoảng hơn chục năm, dựa trên những tài liệu có xuất xứ từ Nga. Từ năm 2007 “cơn sốt lược vàng” bắt đầu bùng phát ở Thanh Hóa, sau đó lan truyền ra nhiều tỉnh và thành phố, từ Bắc chí Nam, cho tới ngày hôm nay, cơn sốt đó vẫn chưa hạ nhiệt. Hiện đang tồn tại hai quan điểm về tác dụng của vị thuốc này. Quan điểm thứ nhất cho rằng, lược vàng là một loại “thần dược”, có thể chữa trị rất nhiều loại bệnh tật, thậm chí cả một số bệnh thuộc loại nan y... Quan niệm thứ hai cho rằng tác dụng chữa bệnh của lược vàng chẳng có gì đặc biệt, thậm chí có người còn cho rằng, lược vàng chỉ là một loại cây cảnh, không thể coi đó là cây thuốc, vì không có tác dụng chữa bệnh... Vì vậy, trên thực tế, cây lược vàng có tác dụng gì? Để trả lời câu hỏi đó, tốt nhất có lẽ nên tìm hiểu tình hình sử dụng vị thuốc này ở Nga.
Cây lược vàng bắt đầu được sử dụng làm thuốc ở Thanh Hóa cách nay khoảng hơn chục năm, dựa trên những tài liệu có xuất xứ từ Nga. Từ năm 2007 “cơn sốt lược vàng” bắt đầu bùng phát ở Thanh Hóa, sau đó lan truyền ra nhiều tỉnh và thành phố, từ Bắc chí Nam, cho tới ngày hôm nay, cơn sốt đó vẫn chưa hạ nhiệt. Hiện đang tồn tại hai quan điểm về tác dụng của vị thuốc này. Quan điểm thứ nhất cho rằng, lược vàng là một loại “thần dược”, có thể chữa trị rất nhiều loại bệnh tật, thậm chí cả một số bệnh thuộc loại nan y... Quan niệm thứ hai cho rằng tác dụng chữa bệnh của lược vàng chẳng có gì đặc biệt, thậm chí có người còn cho rằng, lược vàng chỉ là một loại cây cảnh, không thể coi đó là cây thuốc, vì không có tác dụng chữa bệnh... Vì vậy, trên thực tế, cây lược vàng có tác dụng gì? Để trả lời câu hỏi đó, tốt nhất có lẽ nên tìm hiểu tình hình sử dụng vị thuốc này ở Nga.
Cần thận trọng khi dùng lược vàng

Từ những thông tin về việc sử dụng lược vàng trong chữa bệnh ở Nga và những trường hợp chữa khỏi bệnh nhờ cây lược vàng mà một số tờ báo ở nước ta đã đăng tải, sơ bộ có thể nhận thấy: theo quan điểm của Đông y, lược vàng là thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận phế, tiêu viêm, hóa đàm, lợi thủy. Có thể sử dụng để chữa ho, viêm họng, sốt, viêm nhiễm tiêu hóa và tiết niệu; dùng ngoài giã đắp chữa trị vết thương, viêm nhiễm ngoài da. Tóm lại, tạm thời có thể xếp lược vàng vào loại “thuốc thanh nhiệt” của Đông y.

Trong Đông y “thuốc thanh nhiệt” là loại thuốc được sử dụng nhiều nhất, do có tác dụng điều hòa và nâng cao sức chống bệnh của cơ thể; đối với nhiều loại bệnh nhiễm khuẩn, thậm chí nhiễm virut, thuốc thanh nhiệt có tác dụng điều trị trực tiếp, hoặc hỗ trợ rất tốt. Tuy nhiên, nếu sử dụng lâu dài, quá liều lượng hoặc không đúng bệnh, cũng có thể gây nên những tác dụng ngoài sự mong muốn, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ và người cao tuổi.

Những năm gần đây, các chuyên gia Đông dược đã nhiều lần cảnh báo và mô tả khá tỉ mỉ những trạng thái bệnh lý, do lạm dụng các thuốc thanh nhiệt gây nên. Những bệnh lý đó, cũng được xếp loại vào nhóm “các biến chứng do thuốc”. Cụ thể, thuốc thanh nhiệt có thể dẫn tới 2 bệnh lý:

Thứ nhất là chứng hậu (hội chứng) được Đông y gọi là “hao khí tổn dương” với những biểu hiện chủ yếu: Mệt mỏi, đầu choáng, mắt hoa, hoạt động mạnh một chút là đã vã mồ hôi, thở gấp, hụt hơi, buồn ngủ, tinh thần thiếu tập trung, khả năng tư duy giảm sút, chán ăn, đau bụng, tiêu chảy...

Thứ hai là chứng hậu “thương âm hao dịch” với những biểu hiện chủ yếu: sáng thức dậy có cảm giác mệt mỏi, đầu choáng váng quay cuồng, mắt đỏ, bất chợt thấy tai ù; nằm ngủ thường ra mồ hôi trộm nhất là lúc vừa thiếp đi; miệng háo thích uống nước mát, tính tình biến đổi dị thường, hay cáu giận một cách vô cớ, ăn uống giảm sút, đại tiện táo, nước tiểu sẻn đỏ...

Các triệu chứng kể trên không phải lúc nào cũng xuất hiện tất cả. Trên thực tế, tác dụng phụ của thuốc thanh nhiệt thường không rõ ràng, không điển hình, nên rất dễ bị người dùng bỏ qua. Vì vậy, khi sử dụng thuốc thanh nhiệt liều cao hoặc dùng lâu ngày, cần đặc biệt chú ý theo dõi, nếu thấy có những biến đổi khác thường về sinh lý cũng như tâm lý, cần dừng ngay thuốc.

Khi dùng cây lược vàng để chữa bệnh, cũng cần chú ý tới những tác dụng phụ - “các biến chứng do thuốc”, như khi sử dụng thuốc thanh nhiệt.

Thực ra, những tác dụng như thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn làm lành vết thương ... không phải là những tác dụng “đặc hữu” - chỉ có ở cây lược vàng, những tác dụng đó, cũng có ở rất nhiều vị thuốc Nam quen thuộc khác. Lược vàng, nhiều khả năng cũng là một cây thuốc quý, tuy nhiên cũng không nên “sùng bái” quá mức.

Lương y Thái Hư

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét